Cuộc sống ở 'căn cứ địa' của ông Assad sau chính biến
Người Alawite thiểu số tại Latakia, "căn cứ địa" của chính quyền Assad trước đây, không khỏi lo âu sau khi lực lượng Hồi giáo dòng Sunni nổi dậy lật đổ chính quyền.
Vào một buổi sáng gần đây tại tỉnh Latakia của Syria, hơn 100 quân nhân chính quyền cũ đứng lặng lẽ, căng thẳng và thận trọng khi xếp hàng chờ đăng ký với những người lãnh đạo mới của đất nước: Lực lượng nổi dậy Hồi giáo dòng Sunni vừa lật đổ tổng thống Bashar al-Assad.
Kể từ khi lên nắm quyền hồi giữa tháng, chính phủ lâm thời mới, do nhóm vũ trang Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo, đã thành lập một số "trung tâm hòa giải" trên khắp cả nước, kêu gọi các quân nhân của chính quyền cũ tới đăng ký căn cước và giao nộp vũ khí.
Các binh sĩ quân đội chính quyền Assad xếp hàng để đăng ký với quân nổi dậy tại một khu liên hợp ở Latakia, phía tây Syria. Ảnh: AP
Họ cho biết những sáng kiến như vậy sẽ giúp đảm bảo an ninh và bắt đầu tiến trình hòa giải sau 13 năm nội chiến tàn khốc khiến đất nước tràn ngập vũ khí và các phe phái vũ trang đối đầu nhau.
"Điều quan trọng nhất là thu hồi vũ khí của mọi người", Abdel Rahman Traifi, thành viên lực lượng nổi dậy hiện quản lý trung tâm hòa giải ở Latakia, cho hay. "Đó là cách duy nhất bạn có thể đảm bảo an ninh".
Tuy nhiên, tại Latakia, quê hương của gia tộc Assad và từng là thành trì ủng hộ mạnh mẽ chính quyền cũ, nhiều người lo ngại cuộc tiếp quản này sẽ mở ra thời kỳ nhiều bất định, khi họ trở thành "bên thua cuộc".
Vùng duyên hải Latakia là "căn cứ địa" của nhiều thành viên gia tộc Assad thuộc nhóm thiểu số Alawite. Trong hơn 50 năm nắm quyền ở Syria, gia tộc Assad đã đưa nhiều thành viên người Alawite vào bộ máy chính phủ, quân đội và duy trì chính sách cứng rắn với người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số ở quốc gia này. Đây cũng là nơi Nga đặt căn cứ không quân quan trọng để yểm trợ quân đội Syria trong cuộc nội chiến.
Kể từ khi ông Assad bị lật đổ và phải sống lưu vong ở Nga, một số người ở Latakia đã quyết định đóng cửa hàng, cố thủ trong nhà hoặc tìm nơi ẩn náu vì lo sợ tình trạng an ninh mất kiểm soát và làn sóng trả thù sau chính biến.
"Tôi không dám tới đăng ký vì sợ", một cựu quan chức an ninh Alawite nói về các trung tâm hòa giải. "Họ sẽ giết chúng tôi trên đường đến đó hoặc trong làng của chính chúng tôi".
Đến nay, có rất ít thông tin về các vụ bạo lực nhằm trả thù ở Latakia. Khi được hỏi về những thông tin rằng các tay súng nổi dậy nạt nộ người Alawite tại các trạm kiểm soát và yêu cầu họ nguyền rủa cựu tổng thống Assad, go88 - thiên đường Traifi cho biết những hành vi quấy rối như vậy không đại diện cho chính phủ mới.
"Nhưng có những lính gác đã mất vợ con, go88.vin app thành viên gia đình vì bom đạn và giao tranh,go888king những người bạn của họ đã mất tích trong tù. Họ đau đớn trong lòng", ông nói. "Chúng tôi đã chịu đựng họ suốt 13 năm, không có lý gì họ không thể chịu đựng chúng tôi trong một khoảng thời gian".
Một số binh lính xếp hàng tại trung tâm hòa giải Latakia tỏ ra lạc quan thận trọng trước viễn cảnh về một khởi đầu mới. Một người lính 29 tuổi cho biết anh đã nhiều lần bị cấm nghỉ phép về thăm nhà trong năm qua vì chính quyền Assad lo ngại binh lính sẽ đào ngũ.
"Chúng tôi gần như đã sống cả đời trong quân đội. Chúng tôi chưa từng học cách làm bất cứ điều gì khác", anh nói, thêm rằng bản thân không quá lo lắng về tình hình an ninh. "Trong giai đoạn mới này, họ chỉ muốn chúng tôi sống cuộc sống của mình".
Dù vậy, Traifi cho biết chỉ có khoảng 30% số cựu quân nhân tại Latakia đến các trung tâm hòa giải để giao nộp vũ khí. Một đơn vị tình báo của họ đang nỗ lực xác định và truy tìm những người vẫn giữ vũ khí.
Ngay cả cựu quan chức an ninh Alawite giấu tên cũng thừa nhận nhiều người chưa chịu giao nộp súng và nếu không thể giải trừ vũ khí toàn diện, "nguy cơ xảy ra thảm sát trong vòng hai tháng nữa" là rất lớn.
Trước khi ông Hafez al-Assad, cha của tổng thống Bashar al-Assad, lên nắm quyền vào năm 1970,Go88 người Alawite là một trong những nhóm nghèo nhất xã hội Syria. Các gia đình Alawite thường cho con gái đi làm giúp việc ở các thành phố lớn và cho con trai đi lính để có thu nhập ổn định.
Nhưng trong thời gian gia tộc Assad cầm quyền, một nhóm người Alawite trung thành đã được hưởng nhiều đặc quyền và nắm giữ các vị trí quyền lực. Nỗi phẫn nộ, bất mãn trước tình trạng đó là một trong những động lực chính dẫn đến các cuộc biểu tình châm ngòi nội chiến Syria vào năm 2011.
Trước ngày chính quyền Assad sụp đổ, đối mặt với tương lai bất định, hàng nghìn người Alawite đã chạy trốn khỏi thủ đô Damascus để trở về quê hương của tổ tiên.
Cựu quan chức an ninh Alawite cho biết ông nhận được cuộc gọi từ cấp trên vào khoảng nửa đêm, bảo ông thu dọn đồ đạc và về nhà. Ông mô tả cảnh tượng như tận thế vào ngày quân nổi dậy chiếm thủ đô. Dân thường và những người đàn ông mặc quân phục tràn ngập đường phố. Vũ khí bị họ bỏ lại nằm rải rác bên lề đường. "Tôi đỗ xe lại trên đường đến Homs và ném khẩu súng của mình đi", ông kể.
Bình thường, ông chỉ mất hai giờ để lái xe về ngôi làng quê hương ở biên giới với Lebanon nhưng nay mất tới 8 tiếng vì hỗn loạn. Sau đó, ông chỉ ở yên trong nhà, biết rằng những người cùng làng ông phải sống lưu vong ở Lebanon sau khi gia nhập lực lượng nổi dậy sắp trở về. Ông sợ những người này sẽ trả thù bất kỳ ai mà họ cho là đã thảm sát bạn bè và gia đình họ.
"Ở đây không có lực lượng giám sát hay đảm bảo an ninh, vì vậy, không ai có thể ngăn chặn những vụ giết người trả thù", ông nói. "Không có ai ở đây cả".
Bầu không khí im lặng căng thẳng đã bao trùm các ngôi làng và thị trấn của người Alawite kể từ khi chính quyền Assad sụp đổ. Các trường học đã mở cửa nhưng vắng bóng học sinh.
Tại thành phố Qardaha thuộc tỉnh Latakia, quê hương gia tộc Assad, người dân cho biết chỉ một nhóm nhỏ người Alawite được hưởng các đặc quyền trong chính quyền Assad, phần lớn những người khác trong cộng đồng vẫn thuộc tầng lớp nghèo nhất xã hội Syria.
Một cư dân Alawite 40 tuổi ở Qardaha, yêu cầu chỉ nêu biệt danh là Nana để đảm bảo an toàn, đã mô tả cách người dân thành phố sống cả đời trong nỗi sợ hãi. "Họ muốn chúng tôi tiếp tục nghèo để thanh niên phải nhập ngũ", bà nói.
Nana và chị gái bà dạy học ở những ngôi trường mà trẻ em không đủ khả năng mua sách giáo khoa giá rẻ của chính phủ, trong khi anh rể của bà đã trốn nghĩa vụ quân sự trong suốt 14 năm qua.
Bên trong căn nhà của cố tổng thống Syria Hafez al-Assad ở Latakia hôm 15/12. Ảnh: AFP
Dù vỡ mộng với chính quyền Assad, các nhóm thiểu số như người Alawite và người theo đạo Thiên chúa vẫn lo sợ rằng những nhà cầm quyền mới sẽ áp đặt một trật tự xã hội hoàn toàn xa lạ với họ.
Gia đình Nana bán rượu vang và rượu arak truyền thống tự nấu, những thứ không bị hạn chế dưới thời Assad. Giống như nhiều nhà khác, họ đã vay tiền để sản xuất dự trữ trước tháng 12, thời điểm bận rộn nhất trong năm. Nhưng khi họ thức dậy với tin tức rằng quyền lực đã rơi vào tay nhóm HTS Hồi giáo, gia đình lập tức thu dọn đồ dùng và gỡ biển hiệu cửa hàng xuống như một biện pháp phòng ngừa.
Khi chồng của Nana sau đó hỏi một tay súng đang tuần tra thành phố về việc mở lại cửa hàng, người này trả lời rằng việc bán rượu bị cấm trong đạo Hồi.
Gia đình Nana, giống như hàng nghìn nhà khác, đang chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn từ chính quyền mới về những gì hợp pháp và bất hợp pháp.
"Chúng tôi tích trữ một cách điên cuồng và giờ chúng chất đống trong cửa hàng", anh rể Nana cho hay, kể thêm rằng cháu gái anh đã bị một cảnh sát tuần tra lên án vì mặc đồ ngủ ra đường.
Dù bị phân biệt đối xử dưới thời Assad, ít nhất gia đình Nana cũng biết cách tự xoay xở để vượt qua. "Bây giờ, chúng tôi không biết mình sẽ phải đối mặt với chính quyền mới thế nào", bà nói.
Vũ Hoàng (Theo FT, AFP, Reuters)