Ba thang giá xin giấy phép trong vụ án 'chuyến bay giải cứu'
Hà NộiKhi Phạm Trung Kiên ra giá 10 triệu đồng một khách cho thủ tục cấp phép chuyến bay trong Covid-19, Vũ Hồng Quang báo với doanh nghiệp 40 triệu đồng, thực tế khách phải chi 50 triệu.
Sáng 24/12, sau khi VKSND công bố cáo trạng, 17 người bị xét xử trong giai đoạn 2 của vụ án "chuyến bay giải cứu" đã trả lời xong phần xét hỏi công khai của TAND Hà Nội.
>>Danh sách 17 bị cáo
Người duy nhất bị truy tố trong cả hai giai đoạn của vụ án là Vũ Hồng Quang, cựu Phó phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải. Ở giai đoạn một, ông Quang bị phạt 4 năm tù về tội Nhận hối lộ. Tại phiên tòa này, người này tiếp tục bị xét xử với cáo buộc Đưa hối lộ.
Theo cáo trạng, sai phạm lần này của ông Quang có liên quan mật thiết với bị cáo nhận hối lộ nhiều nhất giai đoạn một - Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Y tế, đang thi hành án tù chung thân vì hưởng lợi bất chính 42,6 tỷ đồng.
Số tiền Phạm Trung Kiên nhận, theo cáo buộc, đều đến từ việc thỏa thuận, ra giá với doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay hoặc người quen biết trung gian. Ông Quang là một trong số này.
Trong 17 bị cáo có 4 trường hợp bị tạm giam. Ảnh: Danh Lam
Bị cáo Quang khai quen Phạm Trung Kiên trong quá trình phối hợp làm việc đợt dịch Covid-19. "Kiên bảo có khả năng xin được giấy phép cho các chuyến bay đơn lẻ, với giá 10 triệu đồng mỗi khách", lời khai thể hiện.
Tại phiên tòa hôm nay, ông Quang nói đã phát giá 30-40 triệu đồng/khách, tức cao hơn 20-30 triệu đồng so với con số Phạm Trung Kiên đưa ra.
Trong khi đó, cáo trạng nêu ông Quang nói với hai người bạn rằng có thể xin được giấy phép, song đưa ra mức giá tới 2.000-3.000 USD/khách (50-75 triệu đồng).
Ông Quang bị cáo buộc đã hối lộ Phạm Trung Kiên gần 7,go888king5 tỷ đồng để có được văn bản chấp thuận cho 624 công dân về nước. Qua đó, go88 - thiên đường cựu thư ký thứ trưởng Kiên hưởng lợi 12 triệu đồng/khách. Còn ông Quang hưởng lợi 20 tỷ đồng từ việc ăn chênh lệch, go88.vin app tức trung bình 32 triệu đồng/khách.
Hai "người bạn" của ông Quang, cũng là bị cáo trong vụ án này, là Nguyễn Mạnh Cương (Trưởng phòng Thương mại điện tử một hãng hàng không trong nước) và Vũ Hoàng Dũng (lao động tự do) bị cáo buộc đã thông tin lại với 4 doanh nghiệp lữ hành có nhu cầu để thỏa thuận giá cả cho việc cấp phép.
Trả lời HĐXX, Cương và Dũng thừa nhận đã công khai cho bốn chủ doanh nghiệp biết "giá Quang đưa ra 30-40 triệu đồng/khách". Bốn ông chủ đã "tự động cộng thêm" 100-500 USD mỗi khách. Đây cũng chính là khoản chênh lệch mà Cương và Dũng được hưởng lợi từ việc "môi giới" giấy phép bay.
Cương và Dũng bị cáo buộc ăn chênh lệch tổng 4,8 tỷ đồng từ việc đưa hối lộ để "môi giới" văn bản chấp thuận cho 624 công dân về nước, tức hưởng 7,7 triệu đồng/khách.
Bốn doanh nhân sáng nay thừa nhận biết rõ khi mua "phí trọn gói" từ Cương và Dũng đã bao gồm tiền lo lót giấy phép chuyến bay.
Cụ thể, bị cáo Bùi Đăng Khoa (Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Du ngoạn Thế Giới) khai đã thu của mỗi khách về nước 50 triệu đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, doanh nghiệp của ông chỉ còn lãi khoảng 3 triệu đồng mỗi khách.
Con số này cơ bản khớp với số tiền VKS cáo buộc. Theo đó,Go88 bị cáo Khoa tổ chức cho 266 công dân về nước, lãi 966 triệu đồng, tức 3,6 triệu đồng mỗi khách, tương đương mức của ba doanh nghiệp còn lại.
Ông Quang bị cáo buộc hưởng lợi nhiều nhất toàn vụ án trong giai đoạn hai, với 20 tỷ đồng, song mới có thể khắc phục được 14,5 tỷ đồng. Bị cáo phân trần bị tạm giam hai năm, gia đình hiện khó khăn, nhà đất bị kê biên, không thể nộp nốt số tiền còn thiếu do "nằm ngoài khả năng". Ông Quang nhận thức hành vi phạm tội đã rõ ràng, không có ý kiến gì về các cáo buộc của VKS.
Ông Quang không phải người duy nhất làm "cầu nối" xin giấy phép chuyến bay cho doanh nghiệp để hưởng chênh lệch. Bị truy tố cùng tội Đưa hối lộ, bị cáo Trần Thanh Nhã (lao động tự do) cũng thông qua Phạm Trung Kiên để xin giấy phép cho Công ty Top Agent Japan của bị cáo Đặng Nhật Đức.
Đức khai thời gian đó "nghe được qua giới làm du lịch" về việc phải có công văn chấp thuận của Bộ Y tế mới được tổ chức chuyến bay. Đức do đó nhờ Nhã hỏi về thủ tục tại đây.
Trước câu hỏi của HĐXX "tại sao khi đó không bảo Đức tự đến mà gặp Kiên", bị cáo Nhã đáp, do cựu thư ký thứ trưởng chỉ quen mình, không quen Đức. "Hơn nữa, Kiên chỉ đồng ý làm việc qua bị cáo", Nhã khai.
Tổng cộng, Nhã hưởng lợi 8,2 tỷ đồng, từ việc hưởng chênh lệch tiền hối lộ, để Kiên lo cấp phép bay cho 461 công dân. Trung bình Nhã thu 17,7 triệu đồng/khách. Bị cáo đã nộp lại toàn bộ tiền hưởng lợi.
Phiên tòa đang tiếp tục làm việc, dự kiến kéo dài 8 ngày.
Bị cáo Trần Thanh Nhã trả lời thẩm vấn sáng 24/12. Ảnh: Danh Lam
Tại giai đoạn hai của vụ án "chuyến bay giải cứu", TAND Hà Nội xét xử 17 bị cáo với các nhóm tội danh Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Che giấu tội phạm và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong các bị cáo có 3 cựu giám đốc sở của tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam.
Sai phạm trong giai đoạn này tiếp tục xoay quanh việc các cá nhân, cựu cán bộ và doanh nghiệp lợi dụng chủ trương tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước và cách ly y tế, trong Covid-19.
Trước đó, năm 2023, 54 người liên quan giai đoạn một bị xét xử về nhiều tội danh. Bản án đã có hiệu lực, tuyên 3 án chung thân với 3 người nhận hối lộ nhiều nhất vụ án, các bị cáo còn lại lĩnh 15 tháng tù (án treo) tới 20 năm tù.
Thanh Lam - Phạm Dự